CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SỮA TĂNG CÂN TỐT CHO CON
17

Th 05

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SỮA TĂNG CÂN TỐT CHO CON

  • admin
  • 0 bình luận

Khi trẻ chậm tăng cân, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, bố mẹ thường nghĩ ngay đến những dòng sữa tăng cân cho bé. Vậy sữa tăng cân cho bé có thật sự cần thiết không? Khi nào cha mẹ nên cân nhắc lựa chọn sữa cho bé tăng cân? Và liệu các loại sữa cho trẻ chậm tăng cân bán chạy hiện nay có thực sự tốt? Hãy cùng giải đáp qua bài viết dưới đây cùng HADU PHARMA nhé! 1.VÌ SAO MẸ NÊN DÙNG SỮA DÀNH CHO TRẺ CHẬM TĂNG CÂN? Trong sữa tăng cân có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa, giúp bé tăng cân và duy trì được cân nặng như năng lượng, protein, cytidylic acid, uridylic acid, guanylic acid, acid inosinic, taurine, choline, DHA, canxi, vitamin, sắt, kẽm, photpho,... Dùng sữa dành cho trẻ chậm tăng cân giúp hỗ trợ: GIẢM NGUY CƠ TRẺ TỬ VONG DO SUY DINH DƯỠNG Trẻ chậm tăng cân dễ dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng. Điều này sẽ để lại rất nhiều hệ quả nghiêm trọng. Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) thống kê, có khoảng 54% số ca tử vong trẻ em trên toàn thế giới là do suy dinh dưỡng. Trong đó, nguyên nhân chính dẫn tới suy dinh dưỡng là do trẻ không được cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, khiến cơ thể gầy gò, giảm sức đề kháng, rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, làm tăng nguy cơ tử vong. ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ NHẸ CÂN, SUY DINH DƯỠNG Trẻ suy dinh dưỡng thường có cơ thể thấp bé so với tuổi, gầy gò và có hệ thống miễn dịch suy yếu. Việc thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết khiến hệ xương răng của bé kém phát triển, khả năng nhận thức, phản xạ thấp dẫn đến thành tích học tập kém và giao tiếp xã hội kém. Bên cạnh đó, rối loạn dinh dưỡng còn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ hệ thống nào trong cơ thể và các giác quan như thị giác, vị giác và khứu giác. Đặc biệt, suy dinh dưỡng khiến trẻ gặp nhiều bất ổn trong hành vi, chẳng hạn như rất dễ nổi nóng, cáu kỉnh, chậm chạp hoặc lo lắng bất thường. Trẻ luôn trong trạng thái lờ đờ, uể oải, và dễ mệt mỏi hơn những đứa trẻ khác. BẮT KỊP ĐÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI KHÔNG THỂ BÚ MẸ Sữa tăng cân cho bé không chỉ cần thiết cho trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trong một vài trường hợp sữa giúp bé tăng cân còn cần thiết cho trẻ dưới 2 tuổi. Cụ thể, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ đến khi 2 tuổi và kết hợp cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 sau khi sinh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những bà mẹ không may bị áp xe vú, bị ít sữa, tắc sữa hay thiếu vi chất thì có thể sử dụng thêm sữa công thức khác như dòng sữa tăng cân cho bé (theo chỉ định phù hợp của bác sĩ) để kịp thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, theo kịp đà tăng trưởng của bé. 2.NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN SỮA CHO BÉ TĂNG CÂN Hiện nay trên thị trường, sữa tăng cân cho bé được cho là khá đa dạng, vì vậy các bà mẹ thông thái cần phải tìm hiểu kỹ trước khi cho bé uống. Để lựa chọn sữa tăng cân cho bé phù hợp và hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây: NGUỒN GỐC - XUẤT XỨ Hiện nay tình trạng sữa nhái, sữa giả tràn lan trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, cha mẹ cần sáng suốt để có thể lựa chọn được những sản phẩm uy tín, chất lượng, luôn được đánh giá và kiểm định bởi Cục Quản Lý Dược - Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã khuyến cáo, nếu chưa tìm được một loại sữa tăng cân uy tín cho bé, cha mẹ có thể tham khảo các phản hồi, đóng góp từ các bà mẹ bỉm sữa khác hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ để đưa ra quyết định đúng đắn.  ĐỘ TUỔI VÀ SỨC KHỎE CỦA TRẺ Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do đó những loại sữa tăng cân cho bé cũng được thiết kế riêng và phân chia theo độ tuổi để phù hợp nhất với thể trạng của bé. Khi mua sữa, bố mẹ cần chú ý đọc kỹ phần “Đối tượng sử dụng” luôn được in rõ trên bao bì của các loại sữa. Tránh hiện tượng trẻ mới 1-2 tuổi nhưng mẹ lại dùng sữa cho đối tượng trẻ trên 3 tuổi, hoặc trớ trêu hơn là trẻ đang thiếu chất này thì mẹ lại chọn sữa bổ sung chất kia, vừa tốn kém vừa không mang lại hiệu quả, gia tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa và khiến bé mất cân bằng vi chất cơ thể. ƯU TIÊN TỐT CHO HỆ TIÊU HÓA Để đảm bảo sức khỏe của bé thì cha mẹ nên lựa chọn sữa tăng cân cho bé 1 tuổi tốt cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ có cảm giác ngon miệng hơn. Sữa tăng cân cho bé tốt cho hệ tiêu hóa là dòng sữa có chứa: Hai loại chất xơ prebiotic: FOS và GOS. Đây là những loại chất xơ hòa tan của sữa công thức, có công dụng chống táo bón, tiêu chảy, bảo vệ niêm mạc ruột, ức chế vi khuẩn có hại. Hai loại men vi sinh probiotic: Lactobacillus rhamnosus và Bifidobacterium. BẢNG THÀNH PHẦN CỦA SỮA Khi mua sữa tăng cân cho bé thì bảng thành phần là đối tượng mà bố mẹ không thể không xem qua. Thông thường, tất cả các loại sữa tăng cân trên thị trường đều chia bảng thành phần ra thành các nhóm chất dinh dưỡng sau: Nhóm chất đạm: bao gồm các loại protein, axit amin thiết yếu như Lysine, Taurine, L-carnitine… Nhóm chất béo: bao gồm chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa, các loại DHA, LA, ALA, AA. Nhóm chất đường bột: bao gồm mức đường, các loại chất xơ FOS/ GOS, tinh bột. Nhóm vitamin: gồm 13 vitamin thiết yếu như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12, C, D, E, K… Nhóm khoáng chất: bao gồm sắt, kẽm, đồng, selen, i ốt, canxi, photpho, natri, magie, crom, choline, molybdenum. Nhóm hoạt chất khác: Như HMO - dưỡng chất prebiotic chiếm 8% trong sữa mẹ - giúp bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn. Nếu cha mẹ muốn con tăng cân: Kèm với phát triển trí não: Hãy ưu tiên sữa có nhiều calo và nhiều DHA, LA, ALA và AA. Kèm với tăng cường sức đề kháng: Hãy ưu tiên chọn sữa chứa nhiều các loại men vi sinh prebiotic, probiotic và HMO. Kèm với cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Hãy ưu tiên chọn sữa chứa nhiều chất xơ FOS/ GOS cùng các loai men vi sinh prebiotic, probiotic.  

MÁCH MẸ CÁCH BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO TRẺ BIẾNG ĂN
17

Th 05

MÁCH MẸ CÁCH BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO TRẺ BIẾNG ĂN

  • admin
  • 0 bình luận

Biếng ăn ở trẻ là nỗi lo lắng, trăn trở của rất nhiều cha mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng, kém phát triển cả thể lực lẫn trí tuệ. Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn là vấn đề quan tâm thường trực của các phụ huynh. 1.THẾ NÀO LÀ TRẺ BIẾNG ĂN? Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn nhu cầu bình thường của cơ thể. Trẻ kén ăn, ăn không ngon miệng, chỉ ăn được một vài loại thức ăn. Trẻ có cảm giác sợ ăn, ăn không chịu nuốt, hay nôn ói khi nhìn thấy thức ăn, mỗi bữa ăn của trẻ thường kéo dài trên 30 phút, thậm chí cả tiếng đồng hồ. Để xác định trẻ biếng ăn phải căn cứ vào các chỉ số: số lượng thức ăn của trẻ ăn trong ngày ít hơn nhu cầu năng lượng theo độ tuổi của trẻ, trẻ thường xuyên táo bón, số lượng phân ít hơn bình thường, chậm tăng cân và chiều cao, sụt cân. 2.NGUYÊN NHÂN TRẺ BIẾNG ĂN Biếng ăn thường xuất phát tử nhiều nguyên nhân, trong đó có 3 nguyên nhân chính là do bệnh lý, sinh lý và tâm lý. Hiện nay, chứng biếng ăn của trẻ ngày càng nhiều, phần lớn là do tâm lý lo lắng thái quá của phụ huynh, ép trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ sinh ra tâm lý biếng ăn, sợ ăn. Tình trạng biếng ăn về lâu dài khiến trẻ không những thiếu dưỡng chất mà còn có nguy cơ gây ra vòng xoắn bệnh lý nguy hiểm. 3.BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO TRẺ BIẾNG ĂN NHƯ THẾ NÀO? Để giải quyết tình trạng biếng ăn của trẻ cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và bác sĩ. Và việc đầu tiên là cần xây dựng bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường hấp thu cho trẻ biếng ăn. Sau đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn: SỮA Là nguồn thực phẩm quan trọng số 1 dành cho bé. Với những trẻ dưới 2 tuổi, mẹ nên tận dụng nguồn sữa mẹ và cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì bú mẹ đến 24 tháng. Trong trường hợp sữa mẹ không còn nhiều thì sau 6 tháng thì: Tăng cường dinh dưỡng qua chế độ ăn dặm. Cùng với tăng cường sử dụng chế phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua… Nuôi con bằng sữa mẹ luôn được UNICEF, WHO, Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo vì đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con. Đây là phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên và tối ưu nhất đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có thể giúp ngăn ngừa 13% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. TRỨNG Đây là thực phẩm không thể thiếu cho trẻ biếng ăn. Trứng chứa nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và vitamin. Đặc biệt chất đạm trong trứng có đầy đủ acid amin cần thiết, cân đối nên trẻ dễ hấp thu. Lưu ý trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ, trẻ trên 1 tuổi thì có thể ăn cả lòng trắng. THỊT Đây là thực phẩm dồi dào năng lượng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn, có thể cho trẻ ăn đa dạng các loại thịt: thịt bò, lợn, gà… TÔM, CUA, CÁ Đây là loại thực phẩm vừa chứa nhiều đạm, canxi, photpho giúp trẻ tăng cường thể lực lại rất dễ tiêu hóa nên là nhóm thực phẩm cần tăng cường trong chế độ dinh dưỡng của trẻ biếng ăn. Trẻ em từ độ tuổi ăn dặm có thể bổ sung những dưỡng chất này, tuy nhiên phải tập ăn sau trứng, thịt và phải tập dần, ăn từ ít đến nhiều. Trong trường hợp trẻ biếng ăn, mẹ có thể thay thế luân phiên bằng đậu xanh, đậu tương, đậu phộng… Tuy nhiên mẹ phải tăng hàm lượng lên vì hàm lượng đạm trong thực vật thấp hơn và khả năng hấp thu với hệ tiêu hóa của người cũng thấp hơn với động vật.  

AXIT FOLIC CÓ PHẢI LÀ SẮT KHÔNG, BỔ SUNG SAO CHO ĐÚNG CÁCH?
17

Th 05

AXIT FOLIC CÓ PHẢI LÀ SẮT KHÔNG, BỔ SUNG SAO CHO ĐÚNG CÁCH?

  • admin
  • 0 bình luận

Sắt và axit folic là hai loại dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể mỗi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy axit folic có phải là sắt hay không? Sắt và axit folic có giống nhau không? Cách bổ sung sắt và axit folic như thế nào để cho thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng HADU PHARMA! 1.AXIT FOLIC CÓ PHẢI LÀ SẮT KHÔNG? Nhiều bạn đọc băn khoăn “Liệu axit folic có phải sắt không?” hay “Sắt có phải là acid folic không?” Câu trả lời là KHÔNG. Hoàn toàn KHÔNG GIỐNG NHAU. Sắt và acid folic là hai loại dưỡng chất khác nhau, và chúng đều có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Sắt và acid folic có giống nhau không? Giống nhau vì sắt và acid folic đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Câu hỏi “Acid folic có phải là chất sắt không?” cũng bắt nguồn từ việc các bác sĩ thường chỉ định uống bổ sung 2 chất này trong thai kỳ. Cụ thể, công dụng và liều dùng của sắt và acid folic như sau: AXIT FOLIC Là một trong những dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe của con người ở mọi lứa tuổi. Tuy cơ thể cần lượng khá nhỏ axit folic nhưng cần bổ sung đúng cách, đúng thời điểm. Axit folic không phải là sắt mà là một dạng hòa tan của vitamin B9. Axit folic có công dụng tham gia vào quá trình sản xuất, duy trì tế bào mới và ngăn ngừa sự thay đổi DNA gây ung thư. Axit folic có vai trò phân chia tế bào, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ và tủy sống ở thai nhi. Đối với phụ nữ trước khi mang thai cần bổ sung axit folic cho cơ thể. Đặc biệt là khi mang thai, lượng axit folic cao gấp 4 lần so với người bình thường. Đồng thời tùy vào thể trạng từng người, từng giai đoạn thai kỳ để bổ sung sắt cho phù hợp. Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai cần bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày. Phụ nữ có thai cần dùng 500-600mcg acid folic mỗi ngày. Phụ nữ cho con bú cần bổ sung 500mcg mỗi ngày. Công dụng của axit folic đối với mẹ bầu Acid folic không phải là chất sắt. Acid folic là một chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào trong cơ thể con người. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, acid folic đóng vai trò giúp phát triển não bộ và tủy sống cho thai nhi. Các công dụng nổi bật của acid folic với bà bầu như sau: Có công dụng phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi như chẻ đôi đốt sống, không có xương sọ não. Ngoài ra, thành phần này còn có tác dụng hình thành và phát triển tế bào hồng cầu. Do đó bổ sung acid folic để phòng ngừa bệnh thiếu máu ở thai phụ. Nhờ đó có thể hạn chế tình trạng sảy thai, thai nhi chậm phát triển, sinh non… Acid folic hỗ trợ quá trình phân chia tế bào khi thai nhi đang hình thành, giúp tạo tế bào mới và duy trì chúng. Đặc biệt thành phần này quan trọng trong việc nhân đôi ADN, tránh đột biến ADN gây ung thư. Acid folic góp phần cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa bệnh trầm cảm sau sinh ở thai phụ. Hạn chế dị tật hở hàm ếch, tim, ống tiểu và tay chân ở trẻ sơ sinh. Đây là công dụng quan trọng mà việc bổ sung acid folic trong giai đoạn mang thai là cần thiết. Bổ sung acid folic giúp trẻ nhỏ phát triển bình thường về ngôn ngữ. SẮT Sắt là khoáng chất được dự trữ ở gan, tủy xương, lách và tế bào khác. Sắt là nguồn nguyên liệu giúp tổng hợp hemoglobin để vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể. Bên cạnh đó, sắt có công dụng cấu tạo enzyme để tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển trí tuệ của trẻ tốt hơn. Công dụng của sắt đối với mẹ bầu Bổ sung sắt đầy đủ, đúng liều lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với bà bầu như: Sắt có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trong giai đoạn mang thai ở bà bầu. Bổ sung sắt hợp lý để ngăn ngừa triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, rụng tóc, nghén khi mang thai… Đặc biệt, sắt đóng vai trò quan trọng giúp hạn chế nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, trẻ nhẹ cân, sinh non, nhiễm trùng sau sinh, xuất huyết… Sắt cung cấp dưỡng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ. 2.SẮT VÀ AXIT FOLIC CÓ TRONG CÁC LOẠI THỰC PHẨM NÀO? SẮT CÓ Ở ĐÂU? Khoáng chất sắt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mọi đối tượng. Đặc biệt đối với mẹ bầu, một số loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, các loại nội tạng Nội tạng động vật như gan, thận, não, tim chứa khá nhiều sắt. Ngoài ra, nội tạng động vật rất giàu protein, vitamin B, đồng, vitamin A. Do đó, đây là loại thực phẩm mà bạn có thể sử dụng cho mẹ bầu. Các loại đậu Các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành… sẽ cung cấp hàm lượng sắt lý tưởng cho phụ nữ mang thai. Trong đó 198g đậu lăng chứa 6,6mg sắt đáp ứng 37% nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, đậu cũng cung cấp lượng lớn folate, magie và kali. Bạn có thể bổ sung các loại đậu này trong thực đơn của mình để đáp ứng nhu cầu axit folic. Các loại thịt đỏ Bà bầu có thể bổ sung sắt thông qua các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt dê… Những loại thịt đỏ này cũng chứa nhiều protein, kẽm, vitamin B. Diêm mạch Diêm mạch là loại ngũ cốc chứa khá nhiều sắt, trong đó 185g diêm mạch có thể cho 2,5mg sắt. Diêm mạch còn có hàm lượng protein, folate, magie… cao hơn các loại ngũ cốc khác. ACID FOLIC CÓ Ở ĐÂU? Bông cải xanh, súp lơ, bắp cải Chúng chứa rất nhiều acid folic tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể. Bí đao Cung cấp axit folic rất phong phú và dồi dào. Bí đao còn chứa nhiều vitamin B1, C, B6, niacin, pantothenic acid… Đây là nhóm thực phẩm rất dễ ăn, dễ kiếm mà chúng ta có thể bổ sung hằng ngày. Bạn nấu bí đao cùng với thịt, mọc… làm canh ăn vừa thanh mát vừa tốt cho sức khỏe. Các loại nấm Là nguồn dưỡng chất giàu acid folic, protein, vitamin, acid amin, chất chống oxy hóa. Nấm chứa kali, canxi, sắt, vitamin D, đồng, selen rất phù hợp với phụ nữ mang thai.  

6 ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN BIẾT KHI DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG
16

Th 05

6 ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN BIẾT KHI DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG

  • admin
  • 0 bình luận

Trên thế giới, xu hướng sử dụng thực phẩm bổ sung ngày càng tăng, trong đó có Việt Nam do tâm lý loại thực phẩm này có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung chỉ có lợi khi được dùng đúng cách. 1.TÍNH HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG Thực phẩm bổ sung là các sản phẩm được sản xuất có các thành phần bổ sung dưỡng chất như: vitamin, khoáng chất, acid amin, các chất chống oxy hóa hoặc các hợp chất khác mà người dùng có thể không được cung cấp đủ từ chế độ ăn uống hằng ngày. Theo Viện Y Học Quốc Gia Hoa Kỳ, lượng bằng chứng khoa học về thực phẩm bổ sung rất khác nhau, có một số loại có rất nhiều thông tin nhưng số loại khác lại ít và chưa đầy đủ. Các nghiên cứu cho thấy, một số chất bổ sung trong chế độ ăn uống có thể có một số lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, có một số chất bổ sung khác cần được nghiên cứu thêm để xác định giá trị. Về sự an toàn của thực phẩm bổ sung thì những người có tình trạng sức khỏe bình thường uống vitamin tổng hợp không gây rủi ro cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung có thể tương tác với thuốc hoặc gây rủi ro nếu bạn gặp một số vấn đề y tế hoặc sắp phẫu thuật. Nhiều chất bổ sung chế độ ăn uống chưa được thử nghiệm ở phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú hoặc trẻ em. Một số sản phẩm được tiếp thị dưới dạng thực phẩm bổ sung (được quảng bá chủ yếu để giảm cân, tăng cường khả năng tình dục và thể hình) có thể chứa các loại thuốc theo đơn không được phép dùng trong thực phẩm bổ sung hoặc các thành phần khác không được liệt kê trên nhãn. Một số thành phần này có thể không an toàn. 2.LỜI KHUYÊN ĐỂ SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG AN TOÀN XÁC ĐỊNH LÝ DO TẠI SAO BẠN CẦN SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG Nếu bạn chưa bao giờ dùng thực phẩm bổ sung trước đây, bạn có thể tự hỏi: “Tại sao tôi nên dùng? Những chất bổ sung này mang lại lợi ích gì cho tôi?” Biết lý do tại sao dùng chất bổ sung sẽ giúp cho bạn có sự lựa chọn phù hợp với sức khỏe của mình. Thực phẩm bổ sung có sẵn để bổ sung cho chế độ ăn uống. Điều này có nghĩa là chúng được dùng ngoài chế độ ăn uống cân bằng, bình thường. Nhiều người dùng thực phẩm bổ sung vì chế độ ăn uống thông thường của họ thiếu một chất dinh dưỡng nào đó. Điều này thường xảy ra với những người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay. Họ cần dùng thực phẩm bổ sung để bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống. Một lý do khác để dùng thực phẩm bổ sung là một số chất dinh dưỡng không thể được hấp thụ đầy đủ qua thức ăn. Thực phẩm bổ sung có thể làm tăng sự hấp thu các chất dinh dưỡng không được hấp thụ đầy đủ qua thực phẩm. Ví dụ, rau bina có chứa sắt nhưng các nghiên cứu cho thấy chỉ có 1-2% chất sắt được hấp thụ khi ăn rau bina. KHI CƠ THỂ CẦN THỰC PHẨM BỔ SUNG Hầu hết mọi người nhận đủ vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, có những lúc cơ thể chúng ta cần tăng cường chất dinh dưỡng, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ như: bổ sung canxi và vitamin D để giữ cho xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mất xương, bổ sung những loại vitamin như A, C, E… để cải thiện sức khỏe da, bổ sung omega 3 nếu bạn muốn giữ miễn dịch khỏe mạnh, trí não và trái tim hoạt động tốt, bổ sung probiotic hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tiêu hóa… CHỌN THỰC PHẨM BỔ SUNG TỰ NHIÊN Bạn nên chọn các loại thực phẩm bổ sung không chứa quá nhiều thành phần, càng ít thành phần thì càng tự nhiên. Nếu loại thực phẩm bổ sung chứa nhiều chất, chứa chất làm ngọt nhân tạo và chất bảo quản thì đó không phải là lựa chọn phù hợp. ĐỌC KỸ NHÃN HIỆU, THÀNH PHẦN TRƯỚC KHI DÙNG  Theo Cơ quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), thực phẩm bổ sung cần được xác định có hiệu quả hay không trước khi chúng được đưa ra thị trường. FDA đã xác định các quy trình thực hành sản xuất tốt (GMP) mà các công ty phải tuân theo để giúp đảm bảo danh tính, độ tinh khiết, hàm lượng và thành phần của thực phẩm bổ sung. Hãy chọn công ty sản xuất thực phẩm chức năng uy tín và nhà phân phối uy tín. Thực phẩm bổ sung được sản xuất bởi các nhà sản xuất thực phẩm hoặc dược phẩm nổi tiếng có nhiều khả năng được sản xuất bằng cách kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn. Các nhà sản xuất uy tín sẽ cung cấp thông tin liên hệ trên nhãn bao bì hoặc sản phẩm của họ để bạn biết cách liên hệ nếu có thắc mắc hoặc có báo cáo tác dụng phụ nghiêm trọng. TRÁNH CÁC SẢN PHẨM QUẢNG CÁO CÓ TÁC DỤNG THẦN KỲ Tránh những sản phẩm được cho là phương thuốc thần kỳ, đột phá hoặc khám phá mới. Những tuyên bố như vậy hầu như luôn mang tính lừa đảo và sản phẩm có thể chứa các chất, thuốc hoặc chất gây ô nhiễm có hại. Tránh các sản phẩm tuyên bố có thể điều trị nhiều loại bệnh không liên quan. Nếu một sản phẩm bổ sung tuyên bố rằng nó có thể chẩn đoán, điều trị, chữa khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh tật, chẳng hạn như “chữa bệnh ung thư” hoặc “ngăn ngừa sự phát triển của khối u” thì sản phẩm đó đang được bán bất hợp pháp dưới dạng thuốc. Cố gắng tránh hỗn hợp nhiều chất bổ sung khác nhau. Càng nhiều thành phần thì nguy cơ tác dụng có hại càng lớn. Hỗn hợp cũng khiến việc xác định chất nào gây ra tác dụng phụ trở nên khó khăn hơn. NÊN GẶP BÁC SĨ TƯ VẤN KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG FDA khuyên người tiêu dùng nên nói chuyện với bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định mua hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung. Đây là điều rất quan trọng, mặc dù bác sĩ của bạn có thể không biết về tất cả sản phẩm hiện có nhưng họ có thể cho bạn biết những sản phẩm nào không an toàn với sức khỏe của bạn.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: